Tranh chấp đảo Palmas Vụ_kiện_đảo_Palmas

Vị trí đảo Palmas, so với Philippines (khu vực màu vàng).

Đảo Palmas có chiều dài khoảng 2 dặm (mile) và chiều rộng khoảng ¾ dặm, với số lượng dân cư khoảng 750 người vào thời điểm phán quyết của Tòa trọng tài thường trực La Haye được tuyên. Vị trí đảo Palmas ở giữa Đảo Mindanao của lãnh thổ Philippines và một quần đảo phía cực Bắc có tên là Nanusa. Tây Ban Nha chiếm đảo này vào năm 1606 nhưng đã rời bỏ đảo từ cuối thế kỷ XVII. Cũng vào khoảng thời đó, Hà Lan đã thiết lập chủ quyền trên đảo qua các Hiệp định ký giữa Hà Lan và các thủ lĩnh bản xứ.

Theo Hiệp ước Paris 1898 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha được ký sau khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc với thắng lợi thuộc về Hoa Kỳ, Tây Ban Nha phải chuyển giao quyền cai trị Philippines cho Hoa Kỳ. Căn cứ vào các tọa độ ghi trong Hiệp định Paris thì đảo Palmas nằm trong phạm vi lãnh thổ của Philippines. Ngày 21 tháng 1 năm 1906, tướng Mỹ Leonard Wood, Thống đốc tỉnh Moro chính thức đến thăm đảo lần đầu tiên.[3][4] Tuy nhiên ông phát hiện trên đảo cắm cờ Hà Lan và đảo được tuyên bố thuộc về lãnh thổ Đông Ấn Hà Lan.[5] Sau đó, Hoa Kỳ và Hà Lan trao đổi với nhau về vấn đề này nhưng không giải quyết được nên hai bên nhất trí đưa vụ tranh chấp ra trước trọng tài thường trực La Haye bằng thỏa thuận ngày 23 tháng 1 năm 1925. Văn bản phê chuẩn việc thỏa thuận được trao đổi tại Washington vào ngày 1 tháng 4 năm 1925. Thỏa thuận được đăng ký vào Hội Quốc Liên Loạt Hiệp ước (League of Nations Treaty Series) vào ngày 19 tháng 5 năm 1925.[6] Trọng tài viên duy nhất giải quyết vụ tranh chấp này là luật gia người Thụy Sĩ Max Huber.[7]

Liên quan

Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam Vụ kiện đòi 55 triệu USD thắng qua máy đánh bạc Vụ kiện đảo Palmas Vụ kim khâu trong dâu tây Úc 2018 Vụ kiện lấy lại bằng tiến sĩ tại Việt Nam Vụ kiện Nga - IAAF Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Việt Nam) Vụ kiện lạm dụng tình dục trẻ em của Michael Jackson năm 1993 Vụ kiện Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam